“Việc ứng dụng có hiệu quả các giải pháp chuyển đổi số Di sản là tiền đề quan trọng để xây dựng điểm đến thông minh, thành phố du lịch thông minh”. Ông Nguyễn Quyết Tâm - Chủ tịch HĐQT Công ty CP VietISO nhận định.

VietISO ky ket hop tac voi So Du lich Thua Thien Hue thuc day chuyen doi so du lich

Ông Nguyễn Quyết Tâm - Chủ tịch HĐQT Công ty CP VietISO chia sẻ giải pháp chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch thông minh.

Chiều 18/8, tại TP Huế đã diễn ra hội thảo phiên chuyên đề "Chuyển đổi số, phát huy sức mạnh văn hóa, di sản - tạo đà phát triển kinh tế số". Đây là một nội dung quan trọng của Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế 2022 với sự tham gia của nhiều chuyên gia, diễn giả, đại biểu đến từ các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo của các tỉnh, thành phố đang quan tâm đến quá trình chuyển đổi số cũng như các doanh nghiệp, các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Việt Nam.

>> Xem thêm: Hợp tác thúc đẩy Chuyển đổi số Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025

Tại hội thảo, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể.

Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1.000 di tích đã được kiểm kê, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 89 di tích cấp quốc gia, 90 di tích cấp tỉnh; 3 di sản phi vật thể cấp quốc gia; 10 nhóm cổ vật với 35 hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Đặc biệt, tỉnh còn có 7 di sản được UNESCO vinh danh thuộc 3 loại hình di sản vật thể, di sản phi vật thể và di sản tư liệu.

Nhận định được tầm quan trọng của việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phong phú đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm ban hành Kế hoạch về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành Văn hóa và Thể thao tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn gặp nhiều thách thức.

Cụ thể, các doanh nghiệp công nghệ có nền tảng số phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, di sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa phát triển, chưa có đội ngũ nguồn nhân lực thành thạo công nghệ thông tin để đáp ứng công việc... và thách thức lớn nhất là vấn đề kinh phí thực hiện các nội dung số hóa, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, di sản.

VietISO-ky-ket-hop-tac-voi-So-Du-lich-Thua-Thien-Hue-thuc-day-chuyen-doi-so-du-lich

Tham mưu với Sở Du lịch Thừa Thiên Huế và các cấp lãnh đạo địa phương, ông Nguyễn Quyết Tâm - Chủ tịch HĐQT Công ty CP VietISO, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Du lịch Việt Nam kiến nghị, cần tập trung vào 6 nhóm giải pháp chính: (1) Hoàn thiện khung pháp lý, (2) Phát triển Hạ tầng số, (3) Phát triển Nền tảng số, (4) Phát triển nguồn nhân lực du lịch số, (5) Tạo dựng môi trường số cho doanh nghiệp du lịch, (6) Tăng cường tiếp thị và quảng bá Di sản.

Bên cạnh đó, cần xây dựng mô hình du lịch thông minh ứng dụng triệt để những thành quả từ hoạt động chuyển đổi số mang lại. Việc khảo sát, tập hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ số hóa, đến việc xây dựng kho dữ liệu số dùng chung cần được thực hiện bài bản, theo quy trình. Hình thành hệ thống dữ liệu tập trung trên một nền tảng và có chính sách chia sẻ dữ liệu giữa các địa phương trên toàn quốc, giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp, với người dân và khách du lịch.

Chuyển đổi số phải giúp cho người dân, cho du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin Di sản - Văn hoá hơn, đặt vé tham quan nhanh chóng hơn, trải nghiệm thú vị hơn khi tham quan và có thể phản hồi, đánh giá tiện lợi hơn.

Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng số cho cán bộ quản lý, những người làm công tác văn hoá, di sản và đầu tư dài hạn cho đào tạo thế hệ nhân lực du lịch kế cận là sinh viên du lịch.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào hoạt động của văn hóa di sản là hết sức cần thiết, đây sẽ là cầu nối để đưa các giá trị văn hóa, di sản của đến gần hơn với người dân, du khách; đóng góp tích cực vào trong quá trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, giá trị văn hóa Huế, góp phần đưa văn hóa, di sản trở thành những sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đăng bởi: Phương Thảo - Trung tâm Dữ liệu Du lịch Việt Nam | 04 Tháng 10,2022

Tin mới nhất

Chuyển đổi số Du lịch gắn với phát triển Hàng không thời kỳ hậu CoVid-19
Chuyển đổi số | 20 Tháng 9,2022

Chuyển đổi số Du lịch gắn với phát triển Hàng không thời kỳ hậu CoVid-19

“Hoạt động Chuyển đổi số Ngành Du lịch không chỉ mang lại những giá trị thiết thực về tối ưu hoạt động quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững mà còn đóng góp quan trọng cho sự phát triển Ngành Hàng không thời kỳ hậu CoVid-19.”
Xem thêm
Chuyển đổi số: Giải pháp để phát huy giá trị Di sản Văn hoá
Chuyển đổi số | 10 Tháng 9,2022

Chuyển đổi số: Giải pháp để phát huy giá trị Di sản Văn hoá

Số hóa tiến tới Chuyển đổi số Di sản Văn hoá là xu hướng tất yếu và là một trong những giải pháp nhằm tối ưu hoạt động lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản hiện nay, hướng tới phát triển du lịch thông minh, đưa di sản đến gần hơn với du khách và người dân.
Xem thêm
Nâng cao năng lực Chuyển đổi số cho Doanh nghiệp Lữ hành Đà Nẵng
Chuyển đổi số | 22 Tháng 9,2022

Nâng cao năng lực Chuyển đổi số cho Doanh nghiệp Lữ hành Đà Nẵng

Sáng nay, ngày 22/09/2022, VietISO phối hợp cùng Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng và Hiệp Hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho doanh nghiệp lữ hành và khu điểm du lịch”.
Xem thêm
Chuyển đổi số Ngành Du lịch: Tránh mỗi nơi một kiểu
Chuyển đổi số | 10 Tháng 7,2022

Chuyển đổi số Ngành Du lịch: Tránh mỗi nơi một kiểu

Trước sự lên ngôi của du lịch trực tuyến và xu hướng sử dụng giải pháp không chạm của du khách, chuyển đổi số đang trở thành lựa chọn của nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, quá trình này cần được thống nhất để tiết kiệm chi phí, thuận lợi cho việc nghiên cứu và xúc tiến thị trường.
Xem thêm