Ngày 26/10, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành văn bản số 4584/BVHTTDL-DLQGVN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý điểm đến.

tang cuong cong tac quan ly diem den du lich

Theo đó, thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp với một số địa phương tổ chức chương trình kiểm tra chuyên đề việc chấp hành quy định pháp luật trong kinh doanh du lịch. Qua công tác kiểm tra tại một số địa phương cho thấy còn tồn tại một số vấn đề cần tiếp tục tăng cường giám sát, chấn chỉnh: việc tuân thủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành; đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch theo hạng sao đã được công nhận; việc đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch…

Để tích cực triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững theo hướng “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung thực hiện hiệu quả các nội dung sau:

1, Yêu cầu các doanh nghiệp du lịch, ban quản lý các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về du lịch và pháp luật liên quan; chủ động kiểm tra, nâng cấp cơ sở vật chất, quy trình phục vụ, đảm bảo an ninh, an toàn, chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch; tuân thủ các quy định về phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các cơ sở kinh doanh du lịch; có biện pháp bảo vệ môi trường du lịch, thu gom, xử lý rác thải, chất thải đúng quy định; thực hiện nghiêm quy định về niêm yết giá công khai, bán đúng giá niêm yết.

2, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không đảm bảo điều kiện kinh doanh du lịch, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ du lịch; các hành vi vi phạm pháp luật du lịch và pháp luật liên quan. Kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn, đặc biệt là các dịch vụ lữ hành, lưu trú, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn du lịch, ăn uống và dịch vụ du lịch khác tại các khu, điểm du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí.

3, Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch. Tổ chức rà soát, chỉ dẫn, phân luồng giao thông, phòng chống tai nạn, ùn tắc, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận các khu, điểm du lịch. Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi gây mất an toàn cho khách du lịch nhất là vận chuyển khách du lịch bằng ô tô, phương tiện thủy nội địa... Rà soát, cảnh báo, có phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại các khu, điểm du lịch đặc biệt trong mùa mưa bão và các điều kiện thời tiết bất thường.

4, Thực hiện công tác xúc tiến quảng bá điểm đến, tổ chức các sự kiện thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, thúc đẩy liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương và doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ứng xử văn minh du lịch tại điểm đến. Đảm bảo các trung tâm hỗ trợ du khách, đường dây nóng hoạt động hiệu quả, kịp thời cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại của khách du lịch trên địa bàn.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch; xây dựng, vận hành các hệ thống du lịch thông minh nhằm quản lý điểm đến du lịch hiệu quả, an toàn, văn minh, thân thiện.

>> Xem văn bản

Đăng bởi: Phuong Thao | 07 Tháng 11,2023

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ & chuyển đổi số trong du lịch
Du lịch | 08 Tháng 12,2021

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ & chuyển đổi số trong du lịch

Trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 17, chiều ngày 5/12/2021, tại TP. Hồ Chí Minh, Sở Du lịch Thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch”.
Xem thêm
Hệ sinh thái Du lịch thức giấc
Du lịch | 21 Tháng 2,2022

Hệ sinh thái Du lịch thức giấc

“Tiếng chuông” từ Chính phủ khi chốt phương án mở bung du lịch từ ngày 15/03 đã đánh thức toàn bộ hệ sinh thái của Ngành Du lịch sau kỳ ngủ đông chưa từng có trong lịch sử.
Xem thêm
3 giải pháp để Ngành Du lịch và Hàng không cùng “cất cánh”
Du lịch | 04 Tháng 10,2022

3 giải pháp để Ngành Du lịch và Hàng không cùng “cất cánh”

Xây dựng chính sách “thông thoáng”, Tăng cường quảng bá Du lịch Việt Nam và Kết nối, chia sẻ dữ liệu hành khách là 3 giải pháp đề xuất của ông Nguyễn Quyết Tâm - Giám đốc Trung tâm dữ liệu Du lịch Việt Nam để Ngành Du lịch và Hàng không “cất cánh” hậu CoVid-19.
Xem thêm
Việt Nam có làng du lịch trong top thế giới
Du lịch | 08 Tháng 1,2023

Việt Nam có làng du lịch trong top thế giới

Ngày 29/12/2022 vừa qua, Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (thuộc tỉnh Thái Nguyên), đã được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) vinh danh là một trong 32 đại diện của danh hiệu "Làng du lịch tốt nhất 2022". Và đây cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong danh sách này. Đây là khu bảo tồn theo kiểu nhà sàn mang nét văn hóa đồng bào dân tộc Tày, cụ thể là dân tộc Tày vùng An toàn khu (ATK) kháng chiến Định Hóa. Với quần thể hơn 30 ngôi nhà sàn nguyên bản, có tuổi đời ít nhất nửa thế kỷ, được phục dựng trong không gian quy hoạch hơn 70ha xanh tươi bởi núi đồi và cỏ cây, không gian yên tĩnh. Một góc ở Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải Giải thưởng là sự công nhận các điểm đến nông thôn coi du lịch là động lực phát triển; tạo cơ hội cung cấp việc làm, thu nhập; bảo tồn và phát huy các giá trị, sản phẩm dựa vào cộng đồng. Bên cạnh đó, các làng phải cam kết đổi mới và bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường; tập trung vào phát triển du lịch phù hợp với mục tiêu phát triền bền vững. Năm 2022, có tổng số 32 làng du lịch từ 18 nước trên khắp thế giới đã được công nhận và trao giải thưởng. Các làng du lịch được đánh giá bởi Ban cố vấn độc lập dựa trên một bộ tiêu chí về: Tài nguyên văn hóa và thiên nhiên Nguồn lực hỗ trợ công tác bảo tồn và quảng bá văn hóa Sự bền vững về kinh tế Sự bền vững về xã hội Sự bền vững về môi trường Phát triển du lịch và liên kết chuỗi giá trị Quản trị và ưu tiên du lịch Cơ sở hạ tầng và kết nối Sức khỏe, An toàn và An ninh Một số cái tên trong danh sách gồm: Zell am See & Wagrain, Áo, Puqueldón, Chile; Dazhai & Jingzhu, Trung Quốc; Choachí, Colombia; Pyeongsa-ri, Hàn Quốc; Murten & Andermatt, Thụy Sĩ; Birgi, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Zurab Pololikashvili, Tổng thư ký UNWTO, chia sẻ rằng: “Đối với các cộng đồng nông thôn ở khắp mọi nơi, du lịch có thể là yếu tố quan trọng, góp phần thay đổi cuộc sống một cách toàn diện, đặc biệt là cung cấp việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương và bảo tồn giá trị truyền thống. Các làng du lịch tốt nhất của UNWTO thể hiện sức mạnh của ngành trong việc thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế và tạo cơ hội cho người dân ở nông thôn” Theo UNWTO, Lễ trao giải sẽ diễn ra tại AlUla, Ả-rập Xê-út vào ngày 27-28 tháng 2 năm 2023.
Xem thêm