Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, du lịch quốc tế chưa thể phục hồi, báo cáo đề xuất này nhằm góp phần phục hồi và phát triển du lịch nội địa.

Các vấn đề được nêu ra dựa trên các nghiên cứu, khảo sát của nhóm nghiên cứu tính đến ngày 15/8/2021. Nhóm nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích dữ liệu thứ cấp, điều tra các doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch, tham vấn chuyên gia, doanh nghiệp và các bên liên quan tới việc phát triển du lịch nội địa.

Liên quan tới các vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch nội địa trong tình hình hiện tại, 4 nhóm giải pháp đề xuất được cấu trúc theo phạm vi tác động từ cả nước, điểm đến du lịch, đến đến sản phẩm du lịch và khách du lịch. Theo đó, các giải pháp chính sách và hành động tương ứng được xắp xếp theo mức độ đánh giá ưu tiên từ những công việc cần ưu tiên thực hiện ngay; những công việc thực hiện trong kế hoạch ngắn hạn; những công việc thực hiện trong kế hoạch dài.

Để ứng phó tốt hơn với các vấn đề nảy sinh từ các sự kiện không lường trước được, báo cáo này đưa ra một số biện pháp có ý nghĩa xử lý tức thời đối với cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra. Các giải pháp cũng được chia thành 4 nhóm đề cập tới các chủ thể bao gồm cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, điểm đến du lịch, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch.

Hy vọng rằng, báo cáo sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các bên liên quan để góp phần phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch nội địa nói riêng.

>>> Xem tóm tắt báo cáo tại đây hoặc click vào nút ở cuối trang để tải xuống báo cáo chi tiết.


Báo cáo đề xuất này được xây dựng với sự hỗ trợ của nhóm chuyên gia gồm những chuyên gia du lịch, giảng viên đào tạo du lịch các trường đại học tại Hà Nội. Nội dung của báo cáo hoàn toàn thuộc trách nhiệm của các chuyên gia tham gia biên soạn, không phản ánh quan điểm của các tổ chức, đơn vị công tác của các tác giả dưới bất kỳ phương diện nào.

Nhóm tác giả

  1. Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký, Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB);

  2. ThS. Trương Nam Thắng, Chuyên gia Marketing và Chính sách, Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ (SSTP);

  3. PGS. TS. Phạm Trương Hoàng, Đại học Kinh tế Quốc dân;

  4. TS. Vũ An Dân, Đại học Mở Hà Nội – thành viên TAB.

Bao cao thong ke Du lich - iTourism

Đăng bởi: Joan Phuong | 18 Tháng 10, 2021

Tin mới nhất