Ngày 24/2, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch số 405/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023.
Theo đó, Kế hoạch được ban hành với mục tiêu nhằm tiếp tục thúc đẩy Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bám sát định hướng chuyển đổi số năm 2023 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 3611/QĐ-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Đồng thời, tập trung thúc đẩy Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm tăng cường sự thay đổi từ nhận thức đến hành động về chuyển đổi số, duy trì các hoạt động chuyển đổi số đã có và nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả trong hoạt động chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Và triển khai hiệu quả, hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện trong năm 2023.
Mục tiêu cụ thể được đề ra bao gồm:
- Hoàn thành đúng thời hạn các chỉ tiêu về Dữ liệu số, Chính phủ số, Kinh tế số, An toàn an ninh mạng theo Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023.
- Duy trì, đảm bảo các hệ thống dùng chung của Bộ hoạt động ổn định, an toàn, bảo mật thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ và hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
- Triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ đảm bảo kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ với Nền tảng dữ liệu quốc gia làm cơ sở thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa nội bộ các đơn vị thuộc Bộ và giữa Bộ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tăng cường thực hiện kết nối kỹ thuật, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống phần mềm của Bộ với Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường sự giám sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thực thi công vụ tại Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và tạo sự thông suốt, thống nhất về thông tin, dữ liệu từ Trung ương đến địa phương trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch.
- Triển khai hiệu quả Hệ thống thông tin báo cáo và Hệ thống văn bản điện tử của của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ (không bao gồm nội dung mật) được ký số, gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ, chia sẻ với Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia; 90% hồ sơ công việc tại cấp Bộ được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- Hình thành kho dữ liệu tập trung ngành văn hóa, thể thao và du lịch và từng bước tạo lập, chuẩn hóa, cung cấp dữ liệu từ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ làm giàu dữ liệu cho kho dữ liệu tập trung của Bộ.
Các giải pháp cụ thể được đề ra:
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức về kỹ năng số, nền tảng số cho cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, nhân dân và doanh nghiệp.
- Gắn trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị với việc ứng dụng và phát triển CNTT trong cơ quan, đơn vị. Tích cực ứng dụng CNTT trong điều hành, giải quyết công việc, tạo bước chuyển biến trong lề lối làm việc, gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính trên cơ sở áp dụng thống nhất hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp.
- Nghiên cứu, hợp tác để ứng dụng hiệu quả các công nghệ
Phối hợp với tổ chức, cá nhân uy tín tham gia nghiên cứu, hợp tác để đưa ra các giải pháp công nghệ phù hợp với thực tế của ngành gắn với phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
- Thu hút nguồn lực CNTT
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn lực CNTT. Thực hiện công tác khen thưởng kịp thời nhằm động viên các tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc, giải pháp hiệu quả trong ứng dụng CNTT để xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
Nền tảng iTourism chính là nền tảng đi đầu, phù hợp với giải pháp mà Bộ đề ra:
Nền tảng Chuyển đổi số Du lịch Việt Nam - iTourism được xây dựng nhằm thúc đẩy Chuyển đổi số Ngành Du lịch. Do đó, phạm vi ứng dụng hay đối tượng mục tiêu của dự án là những trụ cột quan trọng hàng đầu trong Ngành du lịch, gồm: Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch, Doanh nghiệp Du lịch và Khách đi du lịch.
Nền tảng iTourism - giải pháp quản lý Tài nguyên Du lịch được thiết kế định hướng thành Trung tâm Dữ liệu IOC về các hoạt động du lịch trên cả nước.