(Theo Quyết định số 3570/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Quan điểm về mục tiêu chung được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là: ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong thời đại số, hỗ trợ kết nối hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp, khách du lịch và các chủ thể liên quan. Phát triển du lịch thông minh đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới, quản lý nhà nước ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực phát triển của du lịch Việt Nam, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm hướng tới hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh gắn kết trong toàn ngành.
Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về phát triển du lịch thông minh
Xây dựng chính sách, cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp, tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số trong nước đầu tư phát triển các ứng dụng cho du lịch thông minh; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch dựa trên nền tảng công nghệ số; chính sách khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0.
Đặc biệt là xây dựng quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu trong lĩnh vực du lịch để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quảng bá xúc tiến du lịch, hỗ trợ khách du lịch. Đây cũng là điều mà nền tảng iTourism đã và đang triển khai.
Nghiên cứu, xây dựng khung tham chiếu ICT (công nghệ thông tin và Truyền thông - Information and Communication Technologies), các chỉ số đánh giá về hiệu quả hoạt động (Key Performance Indicator - KPI) cho điểm đến du lịch thông minh.
Triển khai hệ thống dữ liệu số trong lĩnh vực du lịch
Phát triển, mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch đảm bảo đồng bộ, kết nối và liên thông từ trung ương đến các địa phương; chuẩn hóa dữ liệu, hệ thống định danh gắn với đối tượng quản lý.
Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch cần được xây dựng đáp ứng quản lý ngành gồm:
  • Cơ sở lưu trú du lịch
  • Doanh nghiệp lữ hành
  • Doanh nghiệp vận tải khách du lịch
  • Khu du lịch, điểm du lịch
  • Cơ sở kinh doanh các loại dịch vụ du lịch khác (ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch)
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Xúc tiến du lịch
  • Nhân lực du lịch
  • Khách du lịch
  • Thống kê du lịch.

Đồng thời, cần xây dựng quy trình kết nối, cập nhật dữ liệu; quy chế quản lý, quy chế khai thác dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia; xây dựng trục kết nối liên thông dữ liệu ngành du lịch với trục kết nối liên thông chung của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, qua đó kết nối tới các hệ thống của các bộ, ngành khác có liên quan và các địa phương đảm bảo nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động quản lý và phát triển du lịch.
Phát triển các ứng dụng
Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển các dịch vụ, ứng dụng với các phân hệ chức năng cụ thể nhằm mục đích khai thác các thông tin từ hệ thống dữ liệu du lịch đáp ứng mục đích của nhiều chủ thể sử dụng trong hệ sinh thái du lịch thông minh.
Bao gồm các nhóm ứng dụng:
  • Nhóm 1: Ứng dụng hỗ trợ khách du lịch
    • Nâng cấp, phát triển Cổng thông tin du lịch Việt Nam, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, sinh động về các điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch
    • Tích hợp các ứng dụng hỗ trợ xây dựng chương trình du lịch, đặt và thanh toán dịch vụ du lịch trực tuyến
    • Tư vấn thông tin chỉ dẫn cho du khách, tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch.
  • Nhóm 2: Ứng dụng hỗ trợ quản lý nhà nước về du lịch
    • Xây dựng Trung tâm điều hành du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, quản lý, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
    • Xây dựng hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương trong cả nước, đảm bảo tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam
    • Xây dựng, tích hợp hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý du lịch các cấp; xây dựng hệ thống đánh giá điểm đến du lịch.
  • Nhóm 3: Ứng dụng hỗ trợ, quản lý điểm đến thông minh
    • Phát triển các ứng dụng kết nối hệ thống thông tin phục vụ quản lý, giám sát, điều hành các hoạt động, dịch vụ của điểm đến, liên thông, kết nối tới các hệ thống chung của ngành.
    • Phát triển hệ thống quản lý khách du lịch đồng bộ, liên thông giữa các hệ thống, ứng dụng chung với khả năng kết nối nhanh chóng, đơn giản và cung cấp các thông tin, hỗ trợ tốt nhất, phù hợp nhất cho khách du lịch.
    • Đầu tư xây dựng, ứng dụng các sản phẩm ứng dụng công nghệ 3D, AR, VR, GPS… phù hợp với điều kiện của điểm đến nhằm đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả công tác quảng bá điểm đến, tăng tính hấp dẫn cho điểm đến.
  • Nhóm 4: Ứng dụng hỗ trợ, quản lý doanh nghiệp thông minh
    • Phát triển các hệ thống, nền tảng, ứng dụng dùng chung trong lĩnh vực du lịch tích hợp thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp kết nối, cung cấp thông tin, quảng bá và bán sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời cho phép doanh nghiệp tiếp cận được dữ liệu phục vụ marketing số.
    • Xây dựng hệ thống đồng bộ cho phép doanh nghiệp kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống dữ liệu ngành.
    • Xây dựng, phát triển các ứng dụng kết nối doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên du lịch; ứng dụng hỗ trợ, trao đổi thông tin việc làm giữa doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên và các tổ chức, cá nhân liên quan.
    • Xây dựng hệ thống cho phép doanh nghiệp và nguồn nhân lực du lịch có thể dễ dàng tìm kiếm, kết nối theo yêu cầu và tiêu chí phù hợp.
    • Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các phần mềm, hệ thống quản trị doanh nghiệp trên các thiết bị thông minh để nâng cao khả năng quản lý, điều hành của doanh nghiệp theo thời gian thực cũng như nâng cao chất lượng trải nghiệm cho khách du lịch.

Hiện nay, VietISO đã và đang triển khai các ứng dụng theo đúng định hướng của Bộ:
  • Nền tảng iTourism:
    • Ứng dụng hỗ trợ khách du lịch: đặt booking, kết nối với doanh nghiệp, quản lý nhà nước, đánh giá dịch vụ, khiếu nại phản hồi dịch vụ..v..
    • Ứng dụng Hỗ trợ Quản lý nhà nước cấp sở, hiệp hội du lịch, câu lạc bộ du lịch, nhóm du lịch....v.v.v.
    • Ứng dụng hỗ trợ, quản lý điểm đến thông minh: tài nguyên du lịch, quản lý vé thắng cảnh, cơ sở lưu trú
    • Ứng dụng Quản lý & Kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp
  • Phần mềm: TravelMaster:
    • Quản trị điều hành Doanh nghiệp thông minh
  • App Oneguide:
    • Hỗ trợ Hướng dẫn viên xây dựng thương hiệu cá nhân, tham gia và kết nối với Doanh nghiệp
    • Hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc tìm kiếm Hướng dẫn viên phù hợp
Năm 2022 vừa qua Ngành Du lịch đã có những thay đổi tích cực trong công tác ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số hoạt động du lịch. Điển hình như sự ứng dụng rộng rãi các phần mềm về quản trị Doanh nghiệp Du lịch: ví dụ như TravelMaster,... Điều này đã mang lại động lực và sự hứng khởi để các bên tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong công cuộc chuyển đổi số ngành du lịch Việt Nam, góp phần vào sự phục hồi và phát triển bền vững của ngành. Phát triển du lịch thông minh, có đóng góp lớn trong tỷ trọng GDP, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chính là định hướng đến năm 2023 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Đăng bởi: Thùy Linh | 03 Tháng 2, 2023

Tin mới nhất