Ngày 12/09/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 2654/QĐ-BVHTTDL ban hành Phương án điều tra tài nguyên du lịch.

Mục đích của cuộc điều tra là nhằm thu thập thông tin về đặc điểm các loại tài nguyên du lịch trên phạm vi cả nước, kết hợp với nguồn thông tin hiện có về hiện trạng tài nguyên du lịch nhằm triển khai các nội dung về điều tra tài nguyên du lịch theo Điều 4, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch quy định điều tra tài nguyên du lịch.

Quyet-dinh-2654QD-BVHTTDL-ban-hanh-phuong-an-dieu-tra-tai-nguyen-du-lich

Theo đó, mục đích của cuộc điều tra là nhằm thu thập thông tin về đặc điểm các loại tài nguyên du lịch trên phạm vi cả nước, kết hợp với nguồn thông tin hiện có về hiện trạng tài nguyên du lịch nhằm triển khai các nội dung về điều tra tài nguyên du lịch theo Điều 4, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch quy định điều tra tài nguyên du lịch.

Yêu cầu của cuộc điều tra là thu thập thông tin, đánh giá phân loại tài nguyên cần triển khai toàn diện, thực hiện bài bản và chi tiết đến từng địa bàn, từng loại tài nguyên; phạm vi, nội dung điều tra phải đầy đủ. Các tiêu chí, phương pháp đánh giá đảm bảo tính chính xác, kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch; tổ chức đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch, lưu trữ kết quả điều tra để phục vụ cho công tác quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên, thực hiện lập quy hoạch và phát triển sản phẩm du lịch, phát triển các khu, điểm du lịch.

Đối tượng điều tra gồm: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Nhiệm vụ của công tác tổ chức điều tra tài nguyên du lịch bao gồm: Xây dựng kế hoạch, phương án điều tra; xây dựng phần mềm và các tài liệu hướng dẫn phục vụ công tác điều tra tài nguyên du lịch; tổ chức tập huấn công tác điều tra; tổ chức triển khai điều tra; tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; tổ chức công bố và lưu trữ kết quả điều tra…

Phương pháp điều tra gồm 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Theo đó, phương pháp trực tiếp thực hiện cùng cơ quan quản lý tại điểm tài nguyên tiến hành khảo sát, đo đạc, lấy thông tin về tài nguyên du lịch. Phương pháp gián tiếp, thu thập thông tin sẵn có từ các cơ quan, đơn vị quản lý tài nguyên du lịch.

Nội dung điều tra gồm 3 nhóm chỉ tiêu và thông tin chính: Thông tin chung về tài nguyên du lịch: Tên gọi, vị trí, phạm vi, diện tích đất (đất có mặt nước) đang sử dụng, chủ thể quản lý, sử dụng; hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch; đặc điểm, tính chất, giá trị của tài nguyên du lịch.

Mẫu phiếu điều tra gồm 02 cấu phần (a và b). Theo đó, phần a, sử dụng chung để điều tra cho tất cả các loại tài nguyên du lịch để lấy thông tin về các thông tin chung và hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch; phần b gồm 47 mẫu phiếu phù hợp với 77 loại tài nguyên du lịch theo danh mục tài nguyên du lịch để lấy thông tin điều tra về đặc điểm, tính chất, giá trị của tài nguyên du lịch do các yêu cầu thông tin mang tính kỹ thuật có sự khác biệt nhau.

Việc điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch trên phạm vi toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thời điểm tiến hành điều tra từ năm 2024 (dự kiến thực hiện trong vòng 05 năm).

Mỗi tỉnh/thành phố được điều tra sẽ tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập thông tin, căn cứ vào số lượng và danh mục tài nguyên du lịch để bố trí thời gian tổ chức điều tra, đánh giá phân loại tài nguyên bảo đảm phù hợp với mục tiêu chung.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc điều tra tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và phát triển ngành du lịch. Thông qua kết quả điều tra sẽ có được thông tin cơ sở dữ liệu chi tiết và đa chiều về tài nguyên du lịch, giúp công tác quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương thống nhất hiệu quả và bền vững trong lập quy hoạch, kế hoạch, khai thác và quản lý tài nguyên du lịch. Hiện, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể và 125 bãi tắm biển, hàng nghìn lễ hội, hang động, công viên địa chất, khu dự trữ sinh quyển. Đây là tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, đa dạng, song cho đến nay chưa được điều tra, đánh giá phân loại bài bản, thống nhất, triệt để./.

>> Xem chi tiết Quyết định 2654/QĐ-BVHTTDL ban hành Phương án điều tra tài nguyên du lịch

Tin mới nhất

Quyết định 2710/QĐ-BVHTTDL về Phê duyệt đề án Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch
Luật du lịch | 22/10/2024

Quyết định 2710/QĐ-BVHTTDL về Phê duyệt đề án Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch

Ngày 17/9/2024, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành Quyết định số 2710/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt đề án “Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch”. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Theo đó, hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch được xây dựng, phát triển toàn diện thống nhất trên phạm vi toàn quốc, nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch, đồng thời góp phần quảng bá xúc tiến du lịch. Khai thác, kết nối, đồng bộ các cơ sở dữ liệu gắn với cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản trị nhà nước dựa trên công nghệ hiện đại, xác định dữ liệu làm nền tảng phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Xem thêm
Quyết định số 4640/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch
Luật du lịch | 07/07/2022

Quyết định số 4640/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và khuyến khích đầu tư, nâng cấp chất lượng dịch vụ tại điểm đến, ngày 28/12/2016, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký Quyết định số 4640/QĐ-BVHTTDL ban hành Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch.
Xem thêm
Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Luật du lịch | 23/12/2020

Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển Du lịch trở thành ngành Kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Xem thêm
Quyết định 509/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Luật du lịch | 22/10/2024

Quyết định 509/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ngày 13/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 509/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu tổng quát của quy hoạch đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới. Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.
Xem thêm